Giới thiệu các thanh trên Mt4
1. Đặt lệnh:
Để đặt lệnh, có vài cách để đặt, cách đơn giản nhất là bạn
chọn cặp tiền tệ trong Market Watch, rồi click chuột phải, chọn New Order màn hình sẽ hiển thị như sau:
Giải thích:
- Symbol: hiển thị cặp tiền tệ bạn muốn giao dịch, các cặp
tiền tệ nằm trong Symbol đều có trong Market Watch của bạn
- Volume: số lot mà bạn muốn giao dịch.
- Stop Loss (chặn lỗ): là lệnh chặn lỗ khi bạn đặt mua, kỳ vọng
giá đi lên nhưng giá lại đi xuống; và
ngược lại khi bạn đặt bán kỳ vọng là giá sẽ đi xuống nhưng giá lại đi lên
- Take Profit (chốt lời): là lệnh đặt sẵn mức lời mong muốn.
Khi bạn đã đặt sẵn Stop Loss và Take Profit rồi thì lúc giá thị trường chạm vào
điểm đó, hợp đồng đặt mua hoặc bán của bạn tự động đóng lại và thoát khỏi giao
dịch trên thị trường
- Type (loại lệnh): Có 2 loại lệnh là: Instant Execution (Khớp
trực tiếp) và Pending Order (lệnh chờ).
- Sell (lệnh bán): là
lệnh bán theo giá thị trường khi bạn căn cứ trên các dự báo đoán rằng thị trường
giá sẽ đi xuống
- Buy (lệnh mua): là lệnh mua theo giá thị trường khi bạn
căn cứ trên các dự báo đoán rằng thị trường giá sẽ đi lên
Lệnh Sell/Buy chỉ có khi loại lệnh (type) là Instant
Execution (khớp trực tiếp)
Còn khi loại lệnh là Pending Order (lệnh chờ) ta sẽ có các lệnh
sau:
- Buy Limit (lệnh chờ mua): được đặt thấp hơn giá thị trường
với kỳ vọng là giá xuống đến đó sẽ lên lại. Khi giá thị trường xuống đến điểm đặt
Buy Limit thì lệnh Buy Limit sẽ chính thức trở thành lệnh Buy
- Sell Limit (Lệnh chờ bán): được đặt cao hơn giá thị trường
với kỳ vọng là giá lên đến đó sẽ xuống trở lại. Khi giá thị trường lên đến điểm
đặt Sell Limit thì lệnh Sell Limit sẽ chính thức trở thành lệnh Sell
- Buy Stop (lệnh chờ mua): được đặt cao hơn giá thị trường.
Khi giá thị trường lên đến điểm đặt Buy Stop thì lệnh Buy Stop sẽ chính thức trở
thành lệnh Buy.
- Sell Stop (lệnh chờ bán): được đặt thấp hơn giá thị trường.
Khi giá thị trường xuống đến điểm đặt Sell Stop thì lệnh Sell Stop sẽ chính thức
trở thành lệnh Sell.
- At Price: Đặt Giá chờ mua hoặc chờ bán sau đó nhấn vào
Place (đặt lệnh)
- Expiry (thời hạn lệnh), vì là lệnh chờ, nên nó có thể
không bao giờ khớp. Nếu bạn chọn ngày kết thúc của lệnh (trong trường hợp lệnh
không khớp) thì tới ngày đó nó tự động hủy
Lưu ý: Open price you set must differ from market price by
at least 50 pips (lệnh bạn đặt ở đây phải lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá thị trường
ít nhất 50 điểm)
Ngoài cách hiển thị khung đặt lệnh trên, bạn còn có thể bấm
F9 hoặc click vào nút New Order để hiển thị khung đặt lệnh
Ở đây ta thử đặt 2 lệnh, một lệnh là khớp trực tiếp (Instant
Execution) và 1 lệnh là lệnh chờ (Pending Order), ta sẽ thấy hình sau: (nằm
phía dưới cùng)
Giải thích:
- Order: Lệnh đặt (theo số thứ tự của hệ thống)
- Time: Giờ đặt lệnh
- Type: Loại lệnh (sell, buy, sell limit…)
- Size: khối lượng đặt (0.1 lot, 0.2 lot…10 lots)
- Symbol: mã cặp tiền tệ hoặc kim loại giao dịch
- Price (thứ 1): giá đặt lệnh
- S/L (Stop Loss): dừng lỗ
- T/P (Take Profit): chốt lời
- Price (thứ 2): giá hiện tại
- Commission: phí huê hồng trên mỗi lot (TTP Mt4 no
commision)
- Swap: lãi suất qua đêm, swap sẽ được cập nhật liên tục
- Profit : lãi/lỗ tạm thời
Ở lệnh chờ (pending order) do chưa được khớp nên Commission,
Swap và Profit chưa hiển thị được
*** Để coi tài khoản giao dịch thắng thua của bạn, bạn click
vào mục Account History, mục này nằm cạnh mục Trade (mặc định) nằm dưới cùng
tay trái của bạn
2. Chốt lệnh
Để chốt lệnh đã đặt, click chuột phải vào lệnh muốn chốt, chọn
Close Order
Sau khi click Close Order, màn hình sẽ thể hiện như sau:
Muốn chốt lệnh, click chuột vào nút màu vàng Close…. (vd ở
đây là: Close #1028753 sell 1.00 GOLD at 1595.21)
3. Các thuật ngữ sử dụng:
- Lots: Số lô mua bán. Với tài khoản mini thì khi đặt mua,
bán 1lot thì mỗi điểm (pip) dao động trên thị trường tương đương với 1 USD, Còn
với tài khoản Standard (tiêu chuẩn) thì khi đặt mua, bán 1lot thì mỗi điểm
(pip) dao động trên thị trường tương đương với 10 USD
- Trailing Stop : Sử dụng để bảo vệ và hạn chế rủi ro khi thị
trường biến động mạnh và khi không trực tiếp canh giá nó có nghĩa như 1 lệnh
stoploss nhưng tự động thực hiện khi mình cài 1 mức giá nào đó theo nhận định .
- Spread là gì: Spread là chênh lệch giữa giá mua vào và bán
ra mà broker chào cho mình, đó cũng là khoản phí mà broker ăn của mình. Ví dụ:
EURUSD có giá bid là 1.4600 và ask là 1.4603
=> 3 điểm chênh lệch giữa giá bid và ask là spread, nếu
mình muốn Long thì mình sẽ mua vào giá 1.4603 và bán Short thì sẽ lấy giá
1.4600. Trong Forex market thì broker thường không lấy commission mà chỉ kiếm
tiền từ spread.
+ Spread của các broker sẽ khác nhau, có broker lấy cao (vd:
3pips trên EURUSD) và có broker lấy spread thấp (vd 1- 2pips trên EURUSD)
+ Spread có 2 dạng, Fixed và không Fixed. Nếu Fixed thì
spread của broker sẽ không thay đổi, nếu không fixed thì spread có thể giãn ra
khi có tin hay khi thị trường biến động mạnh (vd bình thường thì EURUSD chỉ có
2 pips, nhưng lúc có tin có thể tăng lên 6-7 pips). Spread có fixed hay không
là tùy broker. Và TTPMT4 fix là 3pips cho Forex và 5 pips cho Gold
- Khái niệm về điểm (PIPS):
Một cách đơn giản, khi giá đồng tiền tăng (giảm) 0.0001 ta
nói chúng tăng (giảm) 1 pip <=> 0.0001 = 1 pip.
Ví dụ:
Tại thời điểm t1 tỉ giá EURUSD là 1.2142/1.2145
Tại thời điểm t2 tỉ giá EURUSD là 1.2147/1.2150
=> Ta nói tại thời điểm t2 đồng EURO đã tăng 5 điểm so với
thời điểm t1 ( 1.2147 - 1.2142 = 1.2150 - 1.2145 = 0.0005 = 5 pips)
Và mục tiêu của kinh doanh ngoại hối là kiếm được càng nhiều
pips càng tốt, số pips càng nhiều lợi nhuận thu được càng cao. Giá trị 1 điểm
quy đổi ra USD đối với từng đồng tiền là khác nhau và dựa trên khối lượng tiền
tệ mà bạn giao dịch
Ví dụ:
Bạn thực hiện mua bán với cặp ngoại tệ EURUSD. Nếu khối lượng
giao dịch bạn thực hiện là 1000 EUR thì giá trị quy đổi của 1 pip là: 1000 *
0.0001 = 0.1 USD. Tương tự:
+ Khối lượng giao dịch là 2000 EUR -> 1 pip tương đương
0.2 USD
+ Khối lượng giao dịch là 10,000 EUR -> 1 pip tương đương
1 USD
+ Khối lượng giao dịch là 100.000 EUR -> 1 pip tương
đương 10 USD
- Đòn bẩy tài chính 100:1
Thị trường FOREX cho phép bạn thực hiện một khối lượng giao
dịch có giá trị gấp 100 lần số tiền ký quỹ mà bạn có. Ví dụ:
+ Với 10 USD bạn có thể thực hiện mua bán một khối lượng tiền
tệ có giá trị là 1,000 USD.
+ Với 100 USD bạn có thể thực hiện mua bán một khối lượng tiền
tệ có giá trị là 10,000 USD.
+ Với 1000 USD bạn có thể thực hiện mua bán một khối lượng
tiền tệ có giá trị là 100,000 USD.
Chính đòn bẩy tài chính 100:1 này giúp bạn có thể làm nên điều
kỳ diệu từ một số vốn nhỏ. Không một thị trường nào cho phép bạn làm được điều
này ngoại trừ Thị Trường FOREX. Ban đầu Forex là thị trường chỉ dành cho các đại
gia tầm cỡ, các tổ chức tài chính lớn nhưng ngày nay Forex mở ra cơ hội cho tất
cả mọi người.
Đến đây bạn đã biết được những khái niệm cơ bản cần thiết để
có thể bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối đầy hấp dẫn. Bạn đã
tìm hiểu:
+ Ý nghĩa các cặp ngoại tệ
+ Giá mua và giá bán
+ Cách tính điểm và giá trị quy đổi của điểm.
+ Khối lượng giao dịch có thể thực hiện với số vốn của mình
dựa trên đòn bẩy 100:1
Kí quỹ yêu cầu (Margin required): lượng tiền nhà môi giới
yêu cầu để mở một giao dịch, thể hiện ở %.
Tài khoản kí quỹ (Account margin): tổng lượng tiền bạn có
trong tài khoản giao dịch.
Kí quỹ đã sử dụng (Used margin): Lượng tiền mà nhà môi giới
khoá để giữ các giao dịch hiện tại. Mặc dù số tiền này là của bạn, bạn vẫn
không thể sử dụng chúng cho đến khi nhà môi giới trả lại cho bạn hoặc bạn đóng
các giao dịch hiện
thời hay bạn nhận được yêu cầu tăng tiền kí gửi.
Kí gửi có thể sử dụng (Usable margin): đây là lượng tiền có
trong tài khoản khi bạn mở một giao dịch mới.
Yêu cầu tăng kí gửi (Margin call): Nếu giá trị vốn sở hữu giảm
giá trị dưới mức kí gửi có thể sử dụng (100%), nhà môi giới sẽ yêu cầu bạn tăng
tiền kí quỹ, một vài hoặc tất cả các giao dịch hiện thời của bạn sẽ bị đóng.
Xem video hướng dẫn cho người mới - Thực chiến
Em newbie. Em chưa hiểu khái niệm gồng lỗ với gồng lời mà anh hay nói trên youtube. Anh giúp em hiểu rõ ý anh nha. Cảm ơn anh Kẽm, chúc anh luôn vui khỏe.
ReplyDelete